Tiền Ảo Có Được Xem Là Tiền Tệ Không?

Thảo luận trong 'Quảng Cáo VIP' bắt đầu bởi Quy Lee, Thg 11 19, 2022.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    441
    Tiền ảo có được xem là tiền tệ không

    Một câu hỏi ta thường hay bắt gặp trên mạng xã hội đó là tiền ảo có được xem là tiền tệ không? Tiền ảo luôn được nhiều nhà đầu tư quan tâm và tìm hiểu để có thêm nhiều kiến thức, sự hiểu biết.

    Khi kỹ thuật số phát triển, tiền ảo ra đời và có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường thế giới. Tiền ảo không được công nhận là tiền tệ ở các quốc gia trên thế giới không riêng gì Việt Nam. Tiền ảo được sử dụng để giao dịch kĩ thuật số và có chức năng trao đổi, lưu trữ nhưng khômg được công nhận là tài sản. Tiền ảo không được phát hành và không được bảo đảm bởi pháp luật ở các quốc gia. Chức năng tiền ảo chủ yếu được sử dụng, thỏa thuận giữa các nhà đầu tư để thực hiện giao dịch mua và bán tiền điện tử. Đó là quyền tự do đầu tư của mỗi người. Pháp luật không khuyến khích mọi người tham gia đầu tư, cũng không cấm cản việc đầu tư của mỗi người. Nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo thông qua mạng kết nối internet, thanh toán không thông qua bất cứ trung gian hay bất cứ tổ chức tài chính nào. Phạm vi thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo rất rộng lớn. Trên thị trường hiện nay có hàng trăm loại tiền ảo khác nhau, trong đó nổi bật nhất, có tiềm năng phát triển không thể không kể đến đó là bitcoin được Nakamoto phát hành từ năm 2009. Nhà đầu tư bắt buộc phải sử dụng internet mới thực hiện được giao dịch mua và bán tiền điện tử. Người sử dụng có thể mua Bitcoin bằng tiền thật và chờ đợi thời cơ thuận lợi để có thể sinh lợi nhuận được.


    [​IMG]

    Để sử dụng Bitcoin đạt hiệu quả, người sử dụng nên tạo ví Bitcoin để lưu trữ. Người sử dụng nên tạo nhiều địa chỉ công khai để người khác dễ dàng, tiện lợi gửi tiền vào địa chỉ đó. Khi bạn lưu trữ Bitcoin bạn sẽ được bảo mật và hoàn tất thủ tục xác thực thông qua địa chỉ email và điện thoại.

    Bitcoin có nhiều ưu điểm như sau: Việc sử dụng Bitcoin mang lại thuận tiện trong giao dịch mua và bán tiền điện tử mà không cần thông qua bất kì trung gian nào. Sử dụng Bitcoin không có giới hạn trong không gian và thời gian nhất định. Sử dụng tiền điện tử được an toàn và bảo mật cao. Giao dịch tiền điện tử không cần danh tánh và thông tin người đầu tư được bảo mật. Bitcoin không tồn tại ở dạng vật chất nên không thể làm giả được. Giao dịch tiền điện tử chủ yếu được sử dụng thông qua mạng internet, máy tính xử lý dữ liệu nên chi phí điện năng thấp.

    Không phải ở quốc gia nào cũng công nhận việc sử dụng tiền ảo bởi những nhược điểm sau: Do tiền ảo không là vật chất, người ta không thể cầm nắm, nhìn thấy rõ nên những kiến thức về tiền ảo chưa thể định hình, còn mơ hồ với nhiều người. Sử dụng tiền ảo không đơn giản vì bạn phải thành thạo sử dụng máy tính thì mới thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo được. Do tính năng ẩn danh nên người đầu tư cũng đối mặt không ít rủi ro khi bị mạo danh gây thiệt hại cho người sử dụng.

    Trung Quốc cấm Bitcoin vì mang nhiều rủi ro cho người tư mua và bán tiền điện tử. Cộng hòa Liên bang Nga cấm việc sử dụng tiền điện tử và các loại tiền kĩ thuật số khác.

    Tại Thái Lan cũng cấm việc sử dụng, lưu hành tiền điện tử Bitcoin. Bởi đây không phải là tiền tệ có uy tín. Việc gửi, nhận, thanh toán Bitcoin từ quốc gia Thái Lan hay các quốc gia khác gửi vào cũng đều bị nghiêm cấm.

    Ở Việt Nam cũng không công nhận Bitcoin, các loại tiền ảo khác là tiền tệ và không được sử dụng tiền ảo như loại tiền tệ để giao dịch mua và bán.

    Nghị định số 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11//2012 của chính phủ về thanh toán không sử dụng tiền mặt, quy định tiền ảo là phương tiện thanh toán không hợp pháp tại Việt Nam và việc phát hành, sử dụng tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán sẽ bị xử lý theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/10/2014 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

    Căn cứ Điều 105 bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:


    "1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."


    Căn cứ điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 6 Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 2010:

    "a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ) ;

    Đ) Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế."


    Và căn cứ Điều 16 Luật Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam về đơn vị tiền:

    "Đơn vị tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là" Đồng ", ký hiệu quốc gia là" đ ", ký hiệu quốc tế là" VND ", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu."

    Theo đó chúng ta có thể thấy: Bitcoin không được xem là ngoại tệ, đồng thời không phải là ngoại hối vì bitcoin không được pháp luật Việt Nam công nhận. Vì thế, Bitcoin không được xem là tiền.


    Căn cứ khoản 8 Điều 6 Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 2010:

    "Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác."

    Theo đó ta có thể thấy được ở thời điểm hiện tại pháp luật Việt Nam không coi Bitcoin là một loại giấy tờ có giá.


    Căn cứ Điều 115 bộ luật Dân Sự 2015 quy định vể quyền tài sản:

    "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác."

    Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Cũng tại Chỉ thị 10/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công an.. kiểm soát, ngăn chặn và xử lý việc thực hiện các giao dịch (bao gồm phát hành, giao dịch, môi giới) liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.

    Như vậy, bitcoin không phải là phương tiện được phép thanh toán trên thị trường.

    Hiện nay, việc kinh doanh bitcoin không được quy định trong bất cứ văn bản nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể:

    Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, kinh doanh bitcoin không được liệt kê trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam.

    Tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, bitcoin không được liệt kê là một trong những ngành, nghề kinh doanh bị cấm đầu tư.

    Hiện nay, pháp luật Việt Nam không chính thức cho phép kinh doanh bitcoin nhưng lại cũng không quy định rõ việc cấm kinh doanh bitcoin.

    Căn cứ điểm d, khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định Số: 143/2021/NĐ-CP) về vi phạm quy định về hoạt động thanh toán, việc sử dụng bitcoin có thể bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trong các hành vi vi phạm sau: Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Đồng thời, tại Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như sau: Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.


    [​IMG]

    Từ những quy định trên, ta có thể thấy rằng việc sử dụng tiền ảo làm phương tiện tài sản không được công nhận ở các nước, trong đó có Việt Nam. Hình thức thanh toán tiền ảo thành tiền mặt được xem là vi phạm. Đầu tư tiền ảo không tồn tại, chịu trách nhiệm bởi bất cứ cơ quan tổ chức nào, nên việc giao dịch mua và bán tiền điện tử luôn đối mặt với nhiều mạo hiểm, rủi ro và thách thức rất lớn. Đó là lý do vì sao có nhiều nước cấm giao dịch tiền điển tử. Tính bảo mật thông tin thấp luôn là vấn đề gây ảnh hưởng đến nhà đầu tư, có nhiều nhà đầu tư chịu thiệt hại nặng nề từ việc bị rò rỉ thông tin. Vì không có cơ quan pháp lý nào công nhận tiền ảo là tiền tệ nên hậu quả người đầu tư lãnh đủ. Ở mỗi nước đều có những quy định rõ ràng nên mỗi người cần tuân thủ đúng, nhằm bảo vệ quyền lợi, sự an toàn.

    Tiền ảo không được pháp luật công nhận là tiền tệ, vì giá trị tiền ảo không thể quy ra tiền thật, cũng không phải là vật chất ta có thể cầm nắm được. Để đầu tư tiền ảo đạt được hiệu quả, chất lượng cao đòi hỏi mỗi người phải không ngừng trau dòi kiến thức, am hiểu về tiền ảo trên thị trường, nhận biết được sàn giao dịch nào uy tín, đáng tin cậy để lựa chọn đầu tư. Tính bảo mật thông tin luôn là vấn đề trăn trở, lo lắng của nhiều người khi bước vào đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán tiền điện tử. Đối với các nước trên thế giới, sàn giao dịch tiền ảo là cái tên quá quen thuộc nhưng đối với Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ bởi quy định Việt Nam không công nhận tiền ảo là tài sản hợp pháp. Mỗi người công dân Việt Nam khi tham gia vào sàn giao dịch tiền ảo phải tự chịu trách nhiệm nếu xảy ra vấn đề rò rỉ thông tin. Trên thị trường thế giới ta cũng thường hay nghe, đọc tin tức thấy nhiều vụ người tham gia sàn giao dịch tiền ảo bị thiệt hại do bị hacker tấn công.

    Những hệ lụy, hậu quả khôn lường khi tham gia sàn giao dịch tiền ảo là rất lớn. Tiền ảo không được sự giám sát bởi bất kì cơ quan, tổ chức pháp lý nào. Đầu tư thực hiện giao dịch mua và bán tiền ảo là quyền tự do của mỗi người, nhưng cũng không vì thế mà vội vàng đầu tư để rồi gây thiệt hại đến quyền lợi của bản thân. Mỗi người trước khi đầu tư phải suy nghĩ thật kĩ, tiếp thu nhiều kiến thức, lập trường vững vàng trước khi quyết định đầu tư vào sàn giao dịch nào uy tín, đáng tin cậy.

    Ngọc Xuân
     
  2. Đang tải...
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này