

Quy định của pháp luật về tiền điện tử ở Việt Nam
Bạn đã từng nghe nói đến tiền điện tử hay tiền ảo hay chưa?
Ngày nay, khi mà các ngành đầu tư kinh doanh mạo hiểm ngày càng phát triển thì tiền ảo, tiền điện tử cũng phổ biến hơn với cuộc sống của mỗi người. Nếu như thời gian trước, khi nhắc đến tiền ảo thì nhiều người cảm thấy khá e ngại và cảm thấy mới lạ. Tuy nhiên hiện nay, tiền ảo đã quá thân quen với mọi người.
Nhiều người dần dần tìm hiểu về tiền ảo và muốn thử đầu tư vào loại hình này. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người e ngại khi vẫn hay nghe phong thanh rằng tiền ảo, tiền điện tử không được pháp luật Việt Nam công nhận. Thế nên nhiều người lại đặt ra câu hỏi rằng tiền ảo tại Việt Nam được nhà nước quy định như thế nào?
Để tìm hiểu những thông tin liên quan đến tiền ảo, tiền điện tử tại Việt Nam, mọi người có thể tiếp tục đọc bài viết dưới đây.
Tiền ảo là gì?
Trước khi muốn tìm hiểu về các quy định về tiền ảo, tiền điện tử ở Việt Nam thì mọi người phải nhận định được rằng tiền ảo là gì, đảm bảo phân biệt rõ ràng mới có thể hiểu rõ quy định của nhà nước về đồng tiền này.
Tiền ảo, tiền kỹ thuật số là một loại tiền mã hóa được số dụng trong khoảng không gian internet. Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ, tiền ảo phát triển nhanh chóng và bùng nổ một cách mạnh mẽ, thâm nhập vào trong suy nghĩ và tầm nhìn của giới đầu tư. Tương tự chứng khoán, việc đầu từ tiền ảo là một loại hình đầu tư kinh doanh mạo hiểm cao, lợi nhuận cũng rất cao.
Được xây dựng trên các nền tảng blockchain với sự bảo mật cao về thông tin và giao dịch, trên cơ bản, các sàn giao dịch tiền điện tử luôn đảm bảo được các mức độ an toàn cơ bản cho người đầu tư tham gia vào sàn để giao dịch, trao đổi cũng như đầu tư vào tiền ảo.
Quy định pháp luật về tiền ảo, tiền điện tử tại Việt Nam
Nếu như tiền ảo đã bùng nổ nhanh chóng như vế thì liệu nhà nước ta có những quy định gì về tiền ảo? Có một số thông tin nói rằng tiền ảo không được chấp nhận tại Việt Nam, hay thậm chí là bị cấm. Vậy thì các quy định thật sự của tiền ảo trên đất nước Việt Nam là thế nào?
Quy định đánh giá tài sản của tiền ảo dựa trên Luật Dân sự
Đánh giá chung trên góc độ pháp lý thì còn thiếu khá nhiều quy định của nhà nước ta về vấn đề tiền ảo. Nhìn chung đa phần chỉ có một số các quy định chủ chốt, trong đó đáng kể đến là một điều luật được đề cập đến trong bộ luật Dân sự vào năm 2015.
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng tài sản được công nhận bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo đó, tiền ảo không thuộc bất cứ dạng nào trong bốn dạng trên nên tiền ảo không phải là một loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự.
Điều này có nghĩa là, tiền ảo sẽ không được áp dụng bất cứ một nghiệp vụ mang tính chất pháp lý nào liên quan đến tài sản, và các tranh chấp, kiện tụng liên quan đến tiền ảo đều sẽ không được xử lý dưới dạng một tài sản.
Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn có tranh chấp về đất đai, tiền bạc, hay muốn chia quyền thừa kế thì sẽ sử dụng các điều khoản của luật Dân sự để phân chia. Tuy nhiên nếu vấn đề đang tranh chấp hay muốn chia tài sản, phân quyền thừa kế liên quan đến tiền ảo thì sẽ không được giải quyết.
Điều nảy cũng dẫn đến một câu hỏi lớn rằng nếu bạn gặp lừa đảo liên quan đến tiền ảo thì sao? Tùy theo từng trường hợp bạn sẽ được giải quyết khác nhau, nhưng nếu bạn bị hacker tấn công và bị mất tiền ảo của mình thì trường hợp này sẽ không được xử lý trên vấn đề xâm phạm đến tài sản.
Đầu tư, kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam có hợp pháp hay không?
Khi nghe nói tiền ảo không được công nhận như một loại tài sản, nhiều người có vẻ khá lo lắng về vấn đề đầu tư vào tiền ảo. Nhất là khi Việt Nam không chấp nhận tiền ảo như một phương thức thanh toán khác, điều này khiến nhiều người lo lắng rằng liệu kinh doanh, đầu tư tiền ảo có vi phạm pháp luật hay không?
Theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam thì "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm". Ngoài ra, tại điều 5 của bộ luật này cũng có quy định rằng: "Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm."
Từ những điều luật này, chúng ta có thể rõ ràng rằng việc kinh doanh, đầu tư tiền ảo là một việc hoàn toàn hợp pháp. Từ trước đến nay, chưa từng có bất cứ một văn bản pháp luật nào được ban hành với nội dung nghiêm cấm kinh doanh, đầu tư tiền ảo hay liệt kê tiền ảo vào các ngành nghề bị cấm. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn thoải mái đầu tư vào tiền ảo mà không cần lo sợ bất cứ một vấn đề gì về chuyện mình đầu tư vào ngành này sẽ vi phạm pháp luật.
Cần phải nhận định rõ ràng về quy định thanh toán tại Việt Nam và quy định kinh doanh đầu tư liên quan đến tiền ảo. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
Tiền ảo có phải chịu thuế không?
Bất cứ một việc kinh doanh nào cũng phải suy xét đến việc đóng thuế. Vậy thì khi tiền ảo không được công nhận là tài sản nhưng việc kinh doanh lại được chấp nhận thì liệu rằng tiền ảo có bị đánh thuế không?
Theo quy định đóng thuế được quy định tại điều 3 trong quy định liên quan về thuế có ghi rõ rằng: "Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế."
Tại bộ luật Dân sự đã nói rõ không công nhận tiền ảo là một tài sản, đồng thời nhà nước cũng không công nhận rằng tiền ảo là hàng hóa nên loại tiền này không phải là đối tượng chịu thuế - các nhà đầu tư sẽ không đóng thuế cho tiền ảo.
Thắt chặt quy định, ngăn chặn rửa tiền bằng tiền ảo
Tuy rằng việc đầu tư kinh doanh tiền ảo không bị cấm tại thị trường Việt Nam, thế nhưng các vấn đề liên quan đến tiền ảo đang được hoàn thiện và thắt chặt hơn. Đặc biệt là khi tiền ảo phát triển trên internet - một không gian rộng lớn khó mà quản lý, thế nên rất dễ phát sinh nhiều loại hình tội phạm từ tiền ảo.
Vì thế quy định của tiền ảo tại Việt Nam bắt đầu thắt chặt hơn về các quy định ngăn chặn rửa tiền. Theo đó Bộ Công An thực hiện đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Bộ Tư Pháp đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Đồng thời, Bộ Tư pháp còn chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng, tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan.
Tiền ảo trong lĩnh vực pháp luật về tiền tệ
Hiện nay trên thế giới, có một số quốc gia đã đi đầu trong việc công nhận tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng như một đồng tiền tệ thanh toán hợp pháp. Tuy nhiên tại Việt Nam, như đã đề cập ở trên, thì căn cứ Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng nhà nước có nội dung như sau: "Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam".
Để có thể quản lý quy định này một cách nghiêm khắc và hiệu quả thì nhà nước ta đã quy định tại khoản 6 Điều 6 Văn bản hợp nhất 10/2019/VBHN-NHNN, việc phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp là một trong các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định 143/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; nặng hơn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Kết luận
Nhìn chung thì tiền ảo tại Việt Nam đang là một lĩnh vực đang được phát triển vô cùng mạnh mẽ, tuy rằng có nhiều quy định siết chặt liên quan đến tiền ảo, nhưng do tính chất đặc biệt của mình, kèm với việc đầu tư kinh doanh tiền ảo hoàn toàn không bị cấm, thế nên đã xuất hiện nhiều tình trạng gian manh, mánh khóe lách luật, nhằm tạo ra các công ty giao dịch ảo, hướng tới các hành vi vi phạm pháp luật.
Vậy nên khi quyết định đầu tư vào tiền ảo, bạn nên xác định rằng mình chỉ là một người đầu tư và kinh doanh, tuân thủ đúng các quy định liên quan của tiền ảo, tiền điện tử tại Việt Nam.
Bạn đã từng nghe nói đến tiền điện tử hay tiền ảo hay chưa?
Ngày nay, khi mà các ngành đầu tư kinh doanh mạo hiểm ngày càng phát triển thì tiền ảo, tiền điện tử cũng phổ biến hơn với cuộc sống của mỗi người. Nếu như thời gian trước, khi nhắc đến tiền ảo thì nhiều người cảm thấy khá e ngại và cảm thấy mới lạ. Tuy nhiên hiện nay, tiền ảo đã quá thân quen với mọi người.
Nhiều người dần dần tìm hiểu về tiền ảo và muốn thử đầu tư vào loại hình này. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người e ngại khi vẫn hay nghe phong thanh rằng tiền ảo, tiền điện tử không được pháp luật Việt Nam công nhận. Thế nên nhiều người lại đặt ra câu hỏi rằng tiền ảo tại Việt Nam được nhà nước quy định như thế nào?
Để tìm hiểu những thông tin liên quan đến tiền ảo, tiền điện tử tại Việt Nam, mọi người có thể tiếp tục đọc bài viết dưới đây.
Tiền ảo là gì?
Trước khi muốn tìm hiểu về các quy định về tiền ảo, tiền điện tử ở Việt Nam thì mọi người phải nhận định được rằng tiền ảo là gì, đảm bảo phân biệt rõ ràng mới có thể hiểu rõ quy định của nhà nước về đồng tiền này.
Tiền ảo, tiền kỹ thuật số là một loại tiền mã hóa được số dụng trong khoảng không gian internet. Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ, tiền ảo phát triển nhanh chóng và bùng nổ một cách mạnh mẽ, thâm nhập vào trong suy nghĩ và tầm nhìn của giới đầu tư. Tương tự chứng khoán, việc đầu từ tiền ảo là một loại hình đầu tư kinh doanh mạo hiểm cao, lợi nhuận cũng rất cao.
Được xây dựng trên các nền tảng blockchain với sự bảo mật cao về thông tin và giao dịch, trên cơ bản, các sàn giao dịch tiền điện tử luôn đảm bảo được các mức độ an toàn cơ bản cho người đầu tư tham gia vào sàn để giao dịch, trao đổi cũng như đầu tư vào tiền ảo.
Quy định pháp luật về tiền ảo, tiền điện tử tại Việt Nam
Nếu như tiền ảo đã bùng nổ nhanh chóng như vế thì liệu nhà nước ta có những quy định gì về tiền ảo? Có một số thông tin nói rằng tiền ảo không được chấp nhận tại Việt Nam, hay thậm chí là bị cấm. Vậy thì các quy định thật sự của tiền ảo trên đất nước Việt Nam là thế nào?
Quy định đánh giá tài sản của tiền ảo dựa trên Luật Dân sự
Đánh giá chung trên góc độ pháp lý thì còn thiếu khá nhiều quy định của nhà nước ta về vấn đề tiền ảo. Nhìn chung đa phần chỉ có một số các quy định chủ chốt, trong đó đáng kể đến là một điều luật được đề cập đến trong bộ luật Dân sự vào năm 2015.
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng tài sản được công nhận bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo đó, tiền ảo không thuộc bất cứ dạng nào trong bốn dạng trên nên tiền ảo không phải là một loại tài sản theo quy định của bộ luật dân sự.

Điều này có nghĩa là, tiền ảo sẽ không được áp dụng bất cứ một nghiệp vụ mang tính chất pháp lý nào liên quan đến tài sản, và các tranh chấp, kiện tụng liên quan đến tiền ảo đều sẽ không được xử lý dưới dạng một tài sản.
Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn có tranh chấp về đất đai, tiền bạc, hay muốn chia quyền thừa kế thì sẽ sử dụng các điều khoản của luật Dân sự để phân chia. Tuy nhiên nếu vấn đề đang tranh chấp hay muốn chia tài sản, phân quyền thừa kế liên quan đến tiền ảo thì sẽ không được giải quyết.
Điều nảy cũng dẫn đến một câu hỏi lớn rằng nếu bạn gặp lừa đảo liên quan đến tiền ảo thì sao? Tùy theo từng trường hợp bạn sẽ được giải quyết khác nhau, nhưng nếu bạn bị hacker tấn công và bị mất tiền ảo của mình thì trường hợp này sẽ không được xử lý trên vấn đề xâm phạm đến tài sản.
Đầu tư, kinh doanh tiền ảo tại Việt Nam có hợp pháp hay không?
Khi nghe nói tiền ảo không được công nhận như một loại tài sản, nhiều người có vẻ khá lo lắng về vấn đề đầu tư vào tiền ảo. Nhất là khi Việt Nam không chấp nhận tiền ảo như một phương thức thanh toán khác, điều này khiến nhiều người lo lắng rằng liệu kinh doanh, đầu tư tiền ảo có vi phạm pháp luật hay không?

Theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh liên quan đến tiền ảo tại Việt Nam thì "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm". Ngoài ra, tại điều 5 của bộ luật này cũng có quy định rằng: "Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm."
Từ những điều luật này, chúng ta có thể rõ ràng rằng việc kinh doanh, đầu tư tiền ảo là một việc hoàn toàn hợp pháp. Từ trước đến nay, chưa từng có bất cứ một văn bản pháp luật nào được ban hành với nội dung nghiêm cấm kinh doanh, đầu tư tiền ảo hay liệt kê tiền ảo vào các ngành nghề bị cấm. Vậy nên bạn có thể hoàn toàn thoải mái đầu tư vào tiền ảo mà không cần lo sợ bất cứ một vấn đề gì về chuyện mình đầu tư vào ngành này sẽ vi phạm pháp luật.
Cần phải nhận định rõ ràng về quy định thanh toán tại Việt Nam và quy định kinh doanh đầu tư liên quan đến tiền ảo. Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
Tiền ảo có phải chịu thuế không?
Bất cứ một việc kinh doanh nào cũng phải suy xét đến việc đóng thuế. Vậy thì khi tiền ảo không được công nhận là tài sản nhưng việc kinh doanh lại được chấp nhận thì liệu rằng tiền ảo có bị đánh thuế không?
Theo quy định đóng thuế được quy định tại điều 3 trong quy định liên quan về thuế có ghi rõ rằng: "Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế."
Tại bộ luật Dân sự đã nói rõ không công nhận tiền ảo là một tài sản, đồng thời nhà nước cũng không công nhận rằng tiền ảo là hàng hóa nên loại tiền này không phải là đối tượng chịu thuế - các nhà đầu tư sẽ không đóng thuế cho tiền ảo.
Thắt chặt quy định, ngăn chặn rửa tiền bằng tiền ảo
Tuy rằng việc đầu tư kinh doanh tiền ảo không bị cấm tại thị trường Việt Nam, thế nhưng các vấn đề liên quan đến tiền ảo đang được hoàn thiện và thắt chặt hơn. Đặc biệt là khi tiền ảo phát triển trên internet - một không gian rộng lớn khó mà quản lý, thế nên rất dễ phát sinh nhiều loại hình tội phạm từ tiền ảo.

Vì thế quy định của tiền ảo tại Việt Nam bắt đầu thắt chặt hơn về các quy định ngăn chặn rửa tiền. Theo đó Bộ Công An thực hiện đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Bộ Tư Pháp đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Đồng thời, Bộ Tư pháp còn chủ trì rà soát, đánh giá thực trạng, tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan.
Tiền ảo trong lĩnh vực pháp luật về tiền tệ
Hiện nay trên thế giới, có một số quốc gia đã đi đầu trong việc công nhận tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng như một đồng tiền tệ thanh toán hợp pháp. Tuy nhiên tại Việt Nam, như đã đề cập ở trên, thì căn cứ Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng nhà nước có nội dung như sau: "Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam".
Để có thể quản lý quy định này một cách nghiêm khắc và hiệu quả thì nhà nước ta đã quy định tại khoản 6 Điều 6 Văn bản hợp nhất 10/2019/VBHN-NHNN, việc phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp là một trong các hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định 143/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; nặng hơn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Kết luận
Nhìn chung thì tiền ảo tại Việt Nam đang là một lĩnh vực đang được phát triển vô cùng mạnh mẽ, tuy rằng có nhiều quy định siết chặt liên quan đến tiền ảo, nhưng do tính chất đặc biệt của mình, kèm với việc đầu tư kinh doanh tiền ảo hoàn toàn không bị cấm, thế nên đã xuất hiện nhiều tình trạng gian manh, mánh khóe lách luật, nhằm tạo ra các công ty giao dịch ảo, hướng tới các hành vi vi phạm pháp luật.
Vậy nên khi quyết định đầu tư vào tiền ảo, bạn nên xác định rằng mình chỉ là một người đầu tư và kinh doanh, tuân thủ đúng các quy định liên quan của tiền ảo, tiền điện tử tại Việt Nam.