Trong những năm gần đây cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, rất nhiều sản phẩm mới, những công nghệ mới được phát triển và dần thay thế nhưng mô hình cũ lạc hậu, một trong những sáng tạo nổi bật là công nghệ blockchain đại diện là đồng tiền điện tử Bitcoin Hiện nay Bitcoin đang là một kênh đầu tư mới và rất sôi động tại thị trường trong nước và quốc tế tuy nhiên trở ngại lớn nhất của nhà đầu tư là về khung pháp lý của nhà nước dành cho các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử chưa được đầy đủ vì thế nên nhiều câu hỏi đặt ra với nhà đầu tư Việt Nam như. Đầu tư bitcoin có phạm pháp không? Mua bán Bitcoin có hợp pháp không? Bitcoin có được coi là tài sản không? Mua bán Bitcoin ở Việt Nam có vi phạm pháp luật? Những câu hỏi trên thường được những người mới bắt đầu tìm hiểu về tiền điện tử, tiền ảo thắc mắc vì sợ rủi ro khi đầu tư, để trả lời câu hỏi này chúng ta có thể tham khảo từ nhiều nguồn tin từ chính phủ, luật sư, các bộ luật đang có tại thời điểm hiện tại tháng 4 năm 2021 xin trả lời như sau. Chính sách về Bitcoin và các loại tiền điện tử tại Việt Nam qua các thời kỳ Tiền điện tử Bitcoin bắt đầu phát triển tại nước ta từ những năm 2012, tuy nhiên chỉ thực sự nhen nhóm khi năm 2013 1 bitcoin tăng từ 100 usd tới 1000 usd trong vòng một năm, lúc này chính phủ Việt Nam chưa quan tâm tới nó Tuy nhiên trong cuối năm 2017 1 Bitcoin đã tăng nên mức giá 19.000 usd, kéo theo rất nhiều nhà đầu tư trong nước tham gia, nó tạo nên cơn sốt tài chính nên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg vào ngày 21/8/2017 về phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra. Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam, hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế. Quy định tại Khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 50-100 triệu đồng Có nghĩa là nếu bạn cung ứng, phát hành sử dụng các loại tiền điện như Bitcoin, Eth, Litecoin và các loại đồng tiền điện tử khác như một phương tiện để thanh toán hàng hóa sẽ bị xử phạt. Ngân hàng nhà nước đã khẳng định Bitcoin và các loại tiền điện tử tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc mua bán Bitcoin và các loại tiền điện tử có vi phạm pháp luật Việt Nam? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều các bạn trẻ, nhà đầu tư thắc mắc, Tại Việt Nam, hầu như chưa có văn bản pháp quy nào quy định về việc thanh toán thông qua hình thức điện tử, các quy định về giao dịch thương mại điện tử hay thanh toán không dùng tiền mặt gần đây chưa đề cập đến. Điều này có nghĩa là Nhà nước chưa công nhận giao dịch bằng điện tử trên mạng Internet nên khi có tranh chấp thì có thể xem đây là giao dịch vô hiệu. Tai Việt Nam thì việc kinh doanh tiền điện tử đang ở mức không cấm cũng không cho, nhà nước đang tích cực xây dựng khung pháp lý đầy đủ cho tiền điện tử. Vậy rõ ràng là theo bộ luật hiện tại thì việc đầu tư, mua bán tiền điện tử Bitcoin, cũng như các loại tiền điện tử khác không bị cấm, điều này cũng được khẳng định rõ tại diễn đàn Cơ hội đầu tư – Kinh doanh 2018 Luật sư Trương Thanh Đức Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty luật Basico, hơn 30 năm trong ngành ngân hàng, mảng pháp chế đã giải thích Bitcoin không phải là tiền, vật, giấy tờ có giá, mà là tài sản ảo, không có luật ngăn cấm, hạn chế việc đầu tư, lưu trữ "theo luật hiện hành không cấm mua bán, không cấm giao dịch, không cấm tặng cho" và "Việt Nam không bao giờ cấm đồng tiền ảo này" Pháp lý về Bitcoin của Việt Nam tại thời điểm hiện tại Qua nhiều năm thăng trầm thì hiện tại chính phủ đang học hỏi các quốc gia để hoàn thiện khung pháp lý về Bitcoin và các loại tài sản số khác, nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, giao dịch tiền điện tử đang mang tính toàn cầu vì vậy nếu cấm Bitcoin không chỉ là đi ngược với xu thế của thời đại mà còn tạo cơ hội cho hoạt động lừa đảo, hãy theo dõi video sau Luật sư Nguyễn Thanh Tùng nêu ý kiến cần phải xác định Bitcoin và các loại tiền điện tử như một loại tài sản đặt biệt được lưu thông theo quy định của pháp luật để giúp cho nhà đầu tư có định hướng trong các hoạt động giao dịch. Do Bitcoin và các loại tiền điện tử khác là thị trường biến động mạnh và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên Chính phủ đang tuyên truyền, đưa ra khuyến nghị các nhà đầu tư cận trọng khi tham gia đầu tư vào tiền ảo, tài sản ảo. Đầu năm 2021 bộ tài chính đã thành lập 1 tổ nghiên cứu về tiền ảo, tài sản ảo nhằm mục đích đề xuất với chính phủ cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động liên quan tới tài sản ảo, tiền ảo. Vậy chúng ta thấy đầu tư Bitcoin rất tiềm năng đúng không Xem thêm: lý do bạn nên đầu tư Bitcoin Một số đề suất về pháp luật liên quan tới Bitcoin Do đây là một lĩnh vực mới không những trong nước mà ở cả quốc tế, trên thế giới có một số quốc gia cấm, và một số quốc gia hợp pháp Bitcoin vì thế để xây dựng đầy đủ khung pháp lý về Bitcoin, các loại tài sản số cần nhiều thời gian, có sự điều chỉnh để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội hiện đại, dưới đây là một số đề xuất có thể được áp dụng. Cần có một định nghĩa rõ ràng chi tiết về tiền điện tử, tài sản ảo Hiện tại các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin, Ethereum, Litecoin được gọi chung là tiền ảo, vì thế việc đầu tiên khi xây dựng khung pháp luật về tiền ảo là cần đưa ra một định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền ảo để xác định phạm vi đối tượng tiền ảo được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam. Cần ghi nhận Bitcoin và các loại tiền điện tử tương tự là một loại tài sản mới Trong thời gian tới, Việt Nam cần ghi nhận các loại tiền điện tử là một loại tài sản mới trong Bộ luật Dân sự – tài sản kỹ thuật số. Khái niệm về tài sản tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần có sự sửa đổi theo hướng bổ sung thêm "các loại tài sản khác do pháp luật quy định". Chưa nên công nhận Bitcoin là phương tiện thanh toán Không những Việt Nam mà phần lớn các quốc gia trên thế giới không chấp nhận tiền điện tử là phương tiện thanh toán do sẽ có ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Sự phát triển lớn mạnh về số lượng cũng như giá trị của tiền mã hóa đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với hệ thống tài chính, ngân hàng cũng như việc điều hành chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương như vấn đề kiểm soát các mục tiêu, biến số kinh tế vĩ mô, lạm phát, nguồn cung tiền, lãi suất, tỷ giá. Cần coi tiền điện tử là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện Tiền điện tử có một đặc điểm là tính ẩn danh rất cao, việc kiểm soát danh tính của chủ sở hữu các ví tiền điện tử rất khó . Điều này dẫn đến thực trạng, hoạt động liên quan đến tiền điện tử trong cả các giao dịch thông thường hay các hoạt động phạm tội như rửa tiền, tài trợ khủng bố cũng như các hoạt động phi pháp khác rất khó kiểm soát. Vì vậy, cơ chế pháp lý đối với tiền ảo cũng không thể tương đồng như với các loại tài sản thông thường, mà cần phải coi tiền ảo là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện. Cụ thể, đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực trao đổi, giao dịch tiền ảo cần đăng ký hoạt động với các cơ quan chức năng. Cần thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền điện tử Hiện tại do chưa đầy đủ về điều luật về Bitcoin là tài sản hợp pháp nên Việt Nam không tiến hành thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh và giao dịch tiền điện tử, tuy nhiên rất nhiều nước trên thế giới đã công nhận Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác là một loại tài sản chính thức và đã tiến hành đánh thuế với những hoạt động liên quan tới tiền điện tử. Cho phép và kiểm soát các hoạt động phát hành tiền điện tử ra công chúng (ICO) Khi mà luật pháp được công nhận Bitcoin và các loại tiền điện tử là tài sản thì chúng cũng hoàn toàn có thể được xác định là chứng khoán theo Luật Chứng khoán và các hoạt động ICO, phát hành sẽ được điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán. Khi pháp luật điều chỉnh các hoạt động ICO đối với tiền điện tử được rõ ràng, các hoạt động này trên thực tế sẽ được kiểm soát. Khi đó, các doanh nghiệp phát hành tiền điện tử ra công chúng sẽ phải đảm bảo đủ điều kiện và được cấp phép. Cho phép thành lập và kiểm soát các sàn giao dịch tiền điện tử Hiện nay nước ta chưa có một sàn tiền điện tử chính thức hợp pháp nào được công nhận, những sàn tiền điện tử trao đổi Bitcoin và tiền VNĐ đang hoạt động như sàn remitano, vndc, aliniex, hiện tại là trung gian kết nối người mua và người bán. Cần thành lập những sàn giao dịch để nhà nước có thể quản lý thông tin về cá nhân tổ chức tham gia giao dịch tiền điện tử. Nguồn: Remitano.com