Các Quốc Gia Chấp Nhận Tiền Điện Tử

Thảo luận trong 'Quảng Cáo VIP' bắt đầu bởi Quy Lee, Thg 11 25, 2023.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    443
    Các quốc gia chấp nhận tiền điện tử

    Ngày nay, thuật ngữ tiền điện tử hay crypto đã quá quen thuộc với mọi người, nhất là những nhà đầu tư mạo hiểm. Thậm chí có một số quốc gia trên thế giới đã sử dụng tiền điện tử như một phương thức thanh toán cho dịch vụ mua bán hàng hóa. Song song đó, có một số quốc gia loại không ủng hộ loại tài sản kỹ thuật số này. Vậy làm sao để biết được đâu là các quốc gia ủng hộ tiền ảo? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

    Tiền điện tử là gì?

    Tiền điện tử, hay còn biết đến với tên gọi tiền kỹ thuật số, tiền ảo hoặc crypto, đây là thể loại tiền được phát hành bởi các dự án trên blockchain. Có thể xem tiền điện tử như một loại tiền tệ thông thường bởi nó có chức năng giao dịch tại thị trường blockchain, tương tự như tiền tệ thông dụng.

    Do được phát triển dựa trên cơ chế mã hóa cơ sở dữ liệu trên hệ thống của công nghệ blockchain nên tiền điện tử có tính chất bảo mật, không thể bị thay đổi, làm giả hoặc xóa bỏ dưới bất cứ hình thức nào.

    Đặc biệt hơn là loại tiền này có thể được tạo ra bởi bất cứ ai - không nằm trong phạm vi gò bó của bất cứ chính phủ nào. Chỉ cần có thể phát triển một dự án blockchain của riêng mình thì bạn hoàn toàn có cơ hội để tạo ra đồng tiền ảo mang thương hiệu riêng.


    [​IMG]

    Ngày nay thì tiền kỹ thuật số phát triển rất mạnh và được rất nhiều người quan tâm. Tại Việt Nam, cộng động người chơi tiền điện tử đã phát triển đến con số không tưởng. Tuy không được công nhận như một loại tài sản dùng để thanh toán, mua bán sản phẩm, nhưng chúng ta có thể đầu tư vào thị trường này và đổi chúng sang tiền tệ hợp pháp.

    Cơ bản thì tiền điện tử có một số tính năng vượt trội hơn tiền tệ thông dụng đó là khả năng chống làm giả. Vì sự tương ứng với từng bit mã của những đồng tiền ảo trên hệ thống internet mà gần như chúng ta không thể làm giả chúng. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo không mua phải tiền ảo giả, cũng không sợ bị lừa gạt bởi các vấn đề liên quan. Do không có thực thể, không thể cầm nắm nên hiển nhiên, tiền điện tử cũng sẽ không bị cướp, hay bị trộm đi như tiền giấy hoặc hiện kim thông thường. Tuy nhiên, có một vấn đề đáng quan tâm liên quan đến crypto. Đó là những đồng tiền này phải lưu chuyển thông qua internet - nghĩa là bạn có khả năng sẽ mất chúng nếu thiết bị, tài khoản của bạn bị các hacker tấn công.

    Ưu và nhược điểm của tiền điện tử

    Điểm lợi thế lớn nhất của tiền ảo chính là tính linh hoạt và tiện lợi của nó. Việc sử dụng mà không cần lưu trữ tiền mặt, thống nhất tiền tệ trên toàn thế giới sẽ giúp cho quá trình thanh toán nhanh gọn và ít mất thời gian, chi phí chuyển đổi tỷ giá hơn.

    Thứ hai chính là lịch sử ghi chép giao dịch, hầu như những cuộc giao dịch tiền điện tử đều được ghi lại và lưu trữ mãi mãi, nó sẽ giúp cho quá trình theo dõi thanh khoản trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

    Thứ ba là sự tăng cường bảo mật và an toàn. Bởi tính chất đặc biệt được xây dựng trên hệ thống riêng của mình nên chúng ta có thể dễ dàng phòng chống lừa đảo cũng như lần theo các giao dịch để tìm đến những kẻ đã cố tình đánh cắp tiền tệ ảo chúng ta.

    Song song đó, tiền điện tử cũng tồn tại một số vấn đề, điển hình như tình huống đòi hỏi cái thiết bị có thể kết nối internet và đường dây mạng ổn định để sử dụng. Nếu không đảm bảo được hai yếu tố này thì bạn không thể nào dùng tiền ảo của mình được. Đồng thời, tuy có thể tránh làm giả nhưng tiền ảo lại dễ rơi vào những vụ lừa đảo trực tuyến từ các tổ chức, ngân hàng hoặc bên thứ ba nào đấy. Ngoài ra nó cũng liên quan đến lỗi chủ quan - đó là chủ sở hữu gõ sai mã ví dẫn đến chuyển tiền sai.

    Nhìn chung thì tiền điện tử có nhiều mặt lợi và hại riêng, thế nên chính phủ của các quốc gia vẫn khá e dè trong việc hoàn toàn chấp nhận tiền điện tử - nghĩa là công nhận nó như một loại tiền tệ, tài sản và có thể sử dụng lưu thông trong quốc nội. Tuy thế, vẫn có nhiều quốc gia có chính sách cởi mở với loại tiền tệ này.

    Các quốc gia chấp nhận tiền điện tử là tiền tệ pháp định

    Nếu nói đến những quốc gia đi đầu trong việc chấp nhận tiền điện tử thì chúng ta nhất định phải đề cập đến đất nước El Salvador - một quốc gia không đi đầu về không nghệ, không có thành phố công nghệ hiện đại bật nhất, nhưng lại là nơi đầu tiên công nhận tiền điện tử, cụ thể là Bitcoin làm đồng tiền lưu thông nội địa.

    Điều này có nghĩa rằng, bạn có thể dùng Bitcoin để chi trả bất cứ chi phí nào khi ở El Salvador, từ tiền xăng xe, đến tiền mua thực phẩm, thức ăn thậm chí là chi trả trong các chuỗi cửa hàng. Thậm chí, tổng thống của El Salvador còn quyết định xây dựng thành phố Bitcoin dựa trên trái phiếu của đồng tiền ảo này. Và thành phố này hoàn toàn giống những thành phố thông thường với đầy đủ những chức năng như khu dân cư, nhà máy, ngân hàng, trường học..


    [​IMG]

    Thứ hai phải kể đến Cộng hòa Trung Phi. Đây là quốc gia thứ hai chính thức công bố chấp nhận tiền điện tử và sử dụng Bitcoin như một loại tiền tệ pháp định khác lưu hành song song v ới đồng CAF Franc Trung Phi. Là một quốc gia có trữ lượng kim cương, và và khoáng nhiều bậc nhất thế giới, nhiều người ủng hộ tiền điện tử kỳ vọng rằng, sau sự chấp thuận của quốc gia này, tiền ảo sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho bản thân.

    Các quốc gia nằm ở thế trung lập

    Tồn tại song song với hai quốc gia chấp nhận tuyệt đối tiền điện tử là những đất nước tuy không công nhận crypto, nhưng cũng không ban bố những lệnh cấm khắc nghiệt. Thậm chí có một số quốc gia còn được nhiều chuyên gia nhận định là sẽ nối gót Cộng hòa Trung Phi và El Salvador trong việc chấp nhận Bitcoin trong tương lai gần.

    Một số quốc gia nằm trong danh sách này có thể kể đến như Uruguay - đây là đất nước đã thực hiện một chương trình thí điểm e-Peso liên quan đến tiền điện tử trong quá khứ. Tương tự, Thụy Điển cũng từng thử nghiệm tiền điện tử vào năm 2020. Ngoài ra, những nước đi đầu công nghệ như Mỹ, Anh.. cũng có tình trạng lập lờ nước đôi giữa việc cấm hay không cấm
    tiền điện tử.

    Venezuela cũng là một quốc gia có tiềm năng sẽ chấp nhận tiền điện tử trong tương lai gần. Những năm gần đây, tình trạng lạm phát của đất nước này đã tăng cao, dẫn đến tình huống nhiều người mong muốn đất nước này sẽ chấp nhận tiền điện tử như một phương thức cứu vãn mới. Thậm chí, chính phủ đất nước này đã thúc đẩy và cho ra mắt đồng tiền ảo Petro, các ngân hàng, một số quán ăn cũng đã chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo.

    [​IMG]

    Tương tự như động thái của các đất nước trên thế giới, Việt Nam chúng ta cũng không chấp nhận tiền điện tử là một loại hình thức thanh toán, nó không có chức năng thanh toán, trả giá cho hàng hóa. Tuy nhiên, không có bất cứ bộ luật nào của Việt Nam quy định về việc cấm tiền điện tử ra khỏi biên giới tổ quốc của mình.

    Những quốc gia "cấm" tiền điện tử

    Nếu nói đến các chính phủ có phản ứng gay gắt nhất với tiền điện từ thì tuyệt đối phải đề cập đến Trung Quốc - một quốc gia gần như cấm tiệt tiền ảo ra khỏi lãnh thổ của mình. Ngay từ ban đầu, Trung Quốc đã không mấy mặn mà với loại tiền tệ này, tuy nhiên chính sách ban đầu của quốc gia này chỉ là hạn chế tối thiểu hoạt động của tiền kỹ thuật số. Thế nhưng theo khoảng thời gian phát triển dài, với sự rộng lớn của và đông dân của mình, Trung Quốc dần biến thành một thị trường màu mỡ cho nhiều người đầu tư, mua bán tiền điện tử. Thậm chí đất nước nay còn được xem là một trong những nơi quy tụ nhiều thợ đào bậc nhất thế giới.

    Ngay sau đó, Trung Quốc đã phải ban bố lệnh cấm tiền điện tử một cách triệt để, nhiều thợ đào crypto buộc phải bán dàn máy của mình hay di chuyển đến vùng quốc gia khác, các sàn giao dịch tiền điện tử lớn cũng nhanh chóng ngừng hoạt động và hỗ trợ cho khu vực Trung Quốc.

    Nga là một trong những quốc gia từng thử nghiệm chấp nhận tiền điện tử, thế nhưng về sau này, chính đất nước này đã kêu gọi cần phải thắt chặt các quy định liên quan đến giao dịch tiền ảo bởi sự lo ngại liên quan đến khủng bố và rửa tiền.

    Tương tự, Ấn Độ - quốc gia sở hữu một khối lượng người chấp nhận và sử dụng Bitcoin cao cũng giữ quan điểm phản đối tiền điện tử. Thậm chí vào tháng 11 năm ngoái, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành dự luật mới nhằm cấm gần như tất cả các loại điện tử. Với nhà lãnh đạo Ấn Độ thì nhiều người xem tiền điện tử như một loại công cụ mà nếu nó rơi vào tay kẻ thù sẽ khiến cho người trẻ tuổi bị dạy hư.

    Ai Cập cũng đã ban hành một sắc lệnh tôn giáo nhằm phân loại các giao dịch Bitcoin vào một cụm bị cấm của đạo Hồi, đồng thời ngân hàng Ai Cập cũng thắt chặt các điều lệ để ngăn chặn quảng cáo liên quan đến tiền điện tử mà không được cấp phép.

    Có nên công nhận các loại tiền điện tử hay không?

    Có nhiều cuộc tranh cãi xuyên suốt liên quan đến vấn đề chấp nhận tiền điện tử hay không chấp nhận. Chúng ta có thể thấy rõ nhiều mặt lợi hại thông qua danh sách các quốc gia công nhận tiền điện tử, cũng như cấm vĩnh viễn loại tài sản này. Việc công nhận tiền điện tử sẽ giúp thúc đẩy nhiều mặt và làm tăng vọt giá GDP/ đầu người của quốc gia nếu giá tiền điện tử tăng cao. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại rất nhiều rủi ro xoay quanh vấn đề này. Thế nên, biện pháp tốt nhất chính là đứng ở phía trung lập - tương tự như điều mà nước ta đang làm.

    Tại Việt Nam, rất nhiều dự luật ghi rõ rằng tiền điện tử không phải là tiền tệ pháp định, không có chứng năng như tiền tệ, không phải là tài sản và không được bảo hộ theo luật tài sản.

    Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì không có điều luật nào cấm các hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền tệ kỹ thuật số cả. Tiền ảo không nằm trong danh mục các sản phẩm bị cấm kinh doanh của pháp luật Việt Nam - cũng có nghĩa là người dân hoàn toàn có thể đầu tư vào lĩnh vực này. Thế nên, chúng ta có thể kiếm tiền từ loại tiền tệ này, nhưng nên chú ý, không nên phát hành tiền kỹ thuật số như một loại tiền tệ có tác dụng trao đổi hàng hóa, nếu không sẽ vi phạm pháp luật Việt Nam.

    Việt Nam thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ blockchain

    Tuy nói Việt Nam đang đứng ở vị thế trung lập và nghiêm cấm sử dụng tiền điện tử như tiền tệ pháp định, thế như chính sách của nước ta cũng đang dịch chuyển sang hướng phát triển mới. Theo nhiều thông tư thì chúng ta đang nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo nhằm có thể đề ra những giải pháp phát triển, quản lý tiền điện tử. Điều này có nghĩa là có lẽ trong tương lai, chúng ta sẽ có những điều luật cụ thể hơn về việc đầu tư tiền điện tử, cũng như được bảo vệ dưới góc độ kinh doanh, đầu tư.

    Chúng ta có nên đầu tư vào tiền điện tử hay không?


    [​IMG]

    Có rất nhiều sự cảnh báo đến từ nhiều nguồn uy tín lẫn không uy tín về các rủi ro xoay quanh tiền điện tử. Thế nhưng, có rất nhiều người lựa chọn việc đầu tư vào thị trường crypto và xem nó như một ngành đầu tư mạo hiểm với khoản lãi lớn. Có thể nói, bất cứ ngành nghề nào cũng có rủi ro, thế nên nếu chấp nhận được vấn đề này thì các bạn hoàn toàn có thể đầu tư vào tiền điện tử. Nếu như đây là một công cụ chỉ có hại mà không có lợi thì sẽ không có quốc gia chấp nhận nó như một đồng tiền hợp pháp, đồng thời các quốc gia công nghệ lớn cũng sẽ không lập lờ nước đôi như thế. Vậy nên, tiền điện tử hoàn toàn là một loại công cụ kiếm tiền vô cùng hiệu quả, nhưng bạn phải biết cách sử dụng và đầu tư đúng mực. Nếu không, bạn rất dễ rơi vào các bẫy tài chính liên quan đến tiền điện tử, dẫn đến mất đi một khoảng vốn lớn.

    Tóm lại

    Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề tiền điện tử cũng như sự chấp nhận của các quốc gia đối với loại tài sản kỹ thuật số này. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp cho các bạn đưa ra được những quyết định liên quan đến việc đầu tư tiền ảo. Chúc các bạn thành công trong ngành đầu tư mới này!

    Swaka Nguyệt Lam.
     
  2. Đang tải...
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này