Edit Truyện Kiếm Tiền Như Thế Nào?

Thảo luận trong 'Quảng Cáo VIP' bắt đầu bởi Quy Lee, Thg 4 8, 2020.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    441
    VIỆT HÓA MANGA VỀ MẶT HÌNH ẢNH - CÔNG VIỆC CẦN SỰ KIÊN NHẪN. CÁC CÔNG ĐOẠN ĐỂ HOÀN THIỆN MỘT TRANG TRUYỆN

    Khi đã quá quen thuộc với manga dịch online, có lẽ các bạn chẳng còn xa lạ gì với một số "thuật ngữ" như trans - viết tắt của translate và translator, edit, clean, redraw, PR, QC.. Tất cả những vị trí này đều đã được mình đề cập và giải thích ở note đầu tiên của nhóm, ở đó mình cũng đã nhấn mạnh rất nhiều đối với công đoạn trans, còn note này sẽ dành cho Edit.

    Nhắc lại 1 lần nữa, edit mình nói đến ở đây là chỉnh sửa về mặt hình ảnh, không phải khái niệm edit thông thường trong giới xuất bản. Edit là tập hợp các công đoạn bắt đầu ngay sau khi bản dịch hoàn chỉnh được hoàn thiện. Người edit sẽ sử dụng bản dịch để chèn chữ, chèn thoại vào trang raw (trang truyện gốc). Nghe thì có vẻ đơn giản, thoáng qua sẽ nghĩ "mình chỉ việc xóa chữ tiếng Nhật đi rồi đè tiếng Việt lên là xong!", đó cũng là một cách. Tuy nhiên, phàm là những thứ đã liên quan đến nghệ thuật (manga chẳng phải quá bán là phạm trù hội họa sao) thì bạn không thể bỏ qua cái tính từ mà có lẽ ai ai cũng thích: ĐẸP

    Với cương vị là 1 độc giả, bạn sẽ thích đọc 1 trang truyện như thế này:

    [​IMG]

    * * *hay thế này:

    [​IMG]

    Vậy nên bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của công việc edit rồi ha?

    Để edit 1 trang truyện không phải đơn giản. Các khâu để edit truyện sẽ đại loại bao gồm:

    A. CLEAN

    + Chỉnh sáng, chỉnh khung truyện cho cân

    + Xử lý texture của raw (đối với những raw xấu, đẹp khỏi chỉnh). Khâu này đòi hỏi người edit phải biết sử dụng filter và topaz, biết điều chỉnh các thông số phức tạp và có mắt nhìn tốt.

    + Clear text: Xóa thoại gốc của bản raw. Thoại trong truyện tranh rất đa dạng, ngoài thoại trong bóng trắng, các mangaka còn sử dụng nhiều thoại mang nhiều sắc thái khác nhau, khi đó họ có thể trang trí thêm, sử dụng nhiều loại hiệu ứng cho khung thoại, hay thậm chí để thoại đè lên hình vẽ. Xóa text bóng trắng thì dễ rồi, cài đặt 1 action nhỏ thì 1 trang chỉ cần 5s là xóa xong thoại bóng trắng. Vấn đề là xóa những loại thoại được đặt ở những vị trí oái oăm khác. Cho nên mới có khâu tiếp theo - Khâu xử lý quyết định giá trị của bạn đối với 1 nhóm dịch :))

    + Redraw

    Redraw là việc bạn phải xóa được những text đè lên hình vẽ, khôi phục bản vẽ mà trên đó chỉ có hình chứ không có chữ. Nói đơn giản là bạn phải VẼ, thế đó. Khâu này các "nhà dịch truyện học" ai cũng đều khiếp sợ. Vì không phải ai cũng có khả năng hội họa, lại càng ít người có thể áp dụng khả năng hội họa của mình trên 1 chiếc máy tính. Hơn nữa, vẽ hình của mình đã khó, mô phỏng chính xác hình của người khác lại càng khó hơn. Bạn nào đã từng chép tranh sẽ hiểu đúng không? Vậy thì đây chính xác là điều các bạn phải làm khi được giao trọng trách redraw. Các bạn không tin à? Cùng mình xem nhé.

    [​IMG]

    Vâng, một trong những bức raw vô cùng hl.. Redrawer sẽ phải xử lý nó một cách cẩn thận, tỉ mỉ, tưng li từng tí 1 để có bản Việt hóa hoàn chỉnh như thế này:

    [​IMG]

    Chưa hết!

    [​IMG]

    Thử sức với trang đôi chút nhé:

    [​IMG]

    Bạn hoàn toàn không thể thấy được mặt của Tsukuba đúng không? Qua đây bạn cũng không thể đoán được cậu ấy đang có vẻ mặt như thế nào để khôi phục lại cả 1 khoảng trống như vậy..

    [​IMG]

    Vậy mà redrawer phải làm điều đó đấy.

    Khó hơn chút nữa nhé

    [​IMG]

    [​IMG]

    Và đây là thành quả sau gần tiếng đồng hồ:

    [​IMG]

    Làm ra một trang truyện để các bạn đọc trong vòng 2s lại cần đến cả tiếng đồng hồ để hoàn thiện. Có những trang làm rất nhanh, có những trang làm đến 3 hôm chưa xong, nhưng giá trị của mỗi trang truyện đều như nhau hết, thiếu 1 trang cũng không được. Công sức của người edit bỏ ra giữa các trang không giống nhau, có những edit chấp nhận điều đó, cố gắng trang nào cũng làm thật cẩn thận, không để sót dù chỉ 1 pixel, nhưng cũng có những edit chọn cách bỏ qua, cốt chỉ mục đích hoàn thành chap truyện 1 cách nhanh nhất, cộng với suy nghĩ "làm phi lợi nhuận, đẹp cũng có ai cho mình bát cơm đâu, phí công làm gì!". Cho nên các bộ truyện được việt hóa trên mạng internet thượng vàng hạ cám đều có cả. Vấn đề này căn bản xuất phát từ phương châm hoạt động của từng nhóm dịch cũng như ý thức của từng người tự xưng là edit thôi.

    B. TYPESET

    Typeset là một công đoạn đơn giản nhưng lại cần sự tinh tế và kiên nhẫn. Đặt thoại đã được dịch vào đúng vị trí trên trang truyện đã được Clean - mình nghĩ đó là cách diễn tả khái niệm công việc typeset.

    Typeset trước tiên cần biết 1 chút tiếng Anh, hay nói đúng hơn là nên biết 1 chút tiếng Anh, bản gốc có thể từ thứ tiếng khác nhưng typeset thường dựa vào bản dịch tiếng Anh của bên thứ ba để đặt thoại. Vì bạn sẽ phải đặt đúng thoại đã dịch vào câu thoại gốc tương ứng, nên nếu bạn không biết chút ngoại ngữ thì sẽ mất thời gian hơn 1 chút. Tuy nhiên không biết cũng không sao, vì khi dịch truyện trans đã sắp xếp các câu thoại theo đúng thứ tự đọc rồi, bạn chỉ việc dựa theo đó để typeset theo, đến khi hoàn thành cả ekip sẽ cùng check lại, sai đâu sửa đấy, cho nên thực chất typeset cũng không bắt buộc phải biết ngoại ngữ.

    Điều quan trọng ở 1 typesetter lại là cách bạn trình bày bản dịch. Bạn là người trực tiếp cụ thể hóa thành quả của translator. Ngoài ra, bạn cũng là nhân tốgiúp cleaner che đi những lỗi, những phần xử lý chưa được mượt trong công đoạn clean trước đó. Typesetter sẽ phải nắm được nhiều loại font chữ để sử dụng tối ưu chúng, thông thạo các thao tác hiệu chỉnh cho text để chúng có thể nghiêng, đậm, to, nhỏ, đổ bóng, chuyển màu, 3D, v. V.. phù hợp với sắc thái từng câu thoại. Bên cạnh đó, typesetter cũng cần dựa vào raw gốc để typeset theo. Ví dụ nếu bản gốc sử dụng font chữ thể hiện sự sợ hãi, thì bạn cũng phải chọn font chữ tiếng Việt mang sắc thái sợ hãi tương ứng.

    Không tính loại thoại nói thông thường. Mình xin ví dụ cách sử dụng font chữ cho một số loại thoại như sau:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thoại tức giận hài và tin nhắn trên điện thoại. Nếu tác giả vẽ iphone thì mình sẽ dùng font của iphone. Còn các loại điện thoại khác mình thường dùng Elephantmen TB

    [​IMG]

    Thoại tức giận thực sự

    [​IMG]

    Thoại phũ, thoại vạch mặt

    Hay thốn hơn nữa là chọn font chữ cho mấy quả poster hoặc chữ in trên giấy

    [​IMG]

    Một sự đau đớn chùm dành cho cả redrawer (trang màu) và typesetter. Theo mình nhớ thì trang này chỉ có 1 người làm hết các công đoạn thôi. Chap 1 Boku release chậm chính là vì cái trang củ lờ này!

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Huhuhuhuhu đếch ai đọc hết đống decisive syllables này nhưng vẫn phải edit

    Thêm 1 vấn đề nữa cần typesetter giải quyết đó là cách đặt text. Nếu chỉ đặt text vào đúng bóng thì cũng chẳng có vấn đề gì đáng nói ở đây. Tuy nhiên, thực tế của việc typeset còn là căn chỉnh, căn chỉnh và căn chỉnh. Nhiều lúc bạn sẽ phải toát mồ hôi để điều chỉnh cỡ khối chữ, điều chỉnh cỡ chữ, kết hợp với space và enter để đặt sao cho text không chỉ vừa vặn mà còn có shape tương đồng với shape bóng thoại. Tại sao bọn mình lại phải đề cập đến chuyện này. Vì thoại của manga là tiếng Nhật, họ trình bày chữ theo hàng dọc, đọc dòng chữ từ trên xuống dưới, các shape thoại hầu hết là hình elip dọc. Còn tiếng Việt mình lại đọc theo hàng ngang, từ trái sang phải, khối thoại vuông chằn chặn, cho nên typeset phải điều hòa sao cho thoại Việt hợp với bóng Nhật: ' (

    Kết thúc quá trình typeset đau lưng, bạn typesetter còn 1 khâu nhỏ nữa là xuất file psd ra JPEG hoặc PNG nữa là xong xuôi rồi.

    Trên đây là 2 công đoạn lớn của edit truyện tranh. Mỗi nhóm dịch có các cách phân loại các khâu khác nhau, tuy nhiên cơ bản thì các khâu mình nói bên trên đã khá là đầy đủ rồi. Các bạn có thể tham khảo nha.

    2. QUAN NIỆM CỦA KAWAII GROUP VỀ VIỆC TRẢ LƯƠNG CHO STAFF VÀ VẤN ĐỀ DỊCH PHI LỢI NHUẬN HAY VÌ MỤC ĐÍCH LỢI NHUẬN

    Đối với Kawaii Group, bọn mình không phải là 1 nhóm dịch làm tốt 100% tất cả các PJ. Có PJ làm tốt, có PJ chưa tốt. Vì mỗi PJ mỗi ekip khác nhau. Tuy nhiên bọn mình khẳng định mọi staff luôn cố gắng làm bằng 100% khả năng của mình, tiến bộ qua từng chap. Bọn mình cũng như rất nhiều nhóm dịch tâm huyết khác chọn con đường ngoằn ngoèo khó đi nhất là làm tỉ mỉ mọi chapter để chia sẻ với mọi người những bộ truyện hay nhất từ một nền văn hóa cách xa hàng nghìn km. Điều đó không chỉ thể hiện sự yêu mến đối với bộ truyện, niềm đam mê ham thích truyện tranh mà trên hết còn là sự tôn trọng đối với tác giả. Bạn hoàn toàn không muốn 1 kẻ lạ mặt nào đó, 1 câu xin phép không nói, tiền bản quyền không trả, ngang nhiên vẽ xằng bậy lên đứa con của mình, công sức bao năm của mình đúng không? Cho nên, nếu làm không tốt, không làm vì đam mê, không xuất phát từ một động cơ trong sáng, không tôn trọng tác giả, thì đừng làm!

    Cho nên xin được nói thẳng, quan niệm về việc trả lương cho staff của Kawaii Group như sau:

    Hoàn toàn không đồng tình. Trả lương để Việt hóa manga tự phát khi chưa có sự cho phép của tác là một việc nực cười!

    Phân tích về góc độ luật pháp. Mỗi bộ truyện được xuất bản hợp pháp sẽ phải mua bản quyền từ tác giả hoặc tổ chức đại diện cho nguyên tác (các NXB bên Nhật). Cầm trên tay 1 cuốn truyện bản quyền, bạn sẽ thấy bìa sau sách luôn có 1 đoạn như thế này:

    [​IMG]

    Có nghĩa là, NXB Kim Đồng là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được in ấn số lượng lớn và kiếm tiền từ bộ manga "Quái vật bàn bên" - Torani no Kaibutsu-kun của tác giả Robico. Để phục vụ mục đích thương mại và để kiếm được tiền, ngoài bản quyền Kim Đồng sẽ phải bỏ tiền đầu tư cho dịch thuật, kỹ-mỹ thuật, quảng bá, v. V..

    Còn đối với việc dịch online không có sự đồng ý của tác giả. Thì bạn có vi phạm pháp luật không?

    Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ bị xử phạt khi bên nắm giữ bản quyền kiện bạn. Và vấn đề đặt ra là tại sao cho đến giờ, khi cộng đồng dịch manga online trên thế giới đã phát triển khổng lồ đến vậy, không còn đơn giản chỉ là 1 vài nhóm bạn trẻ dịch tự phát, mà bên Nhật Bản vẫn không động đến chúng ta? Bởi đó là vì mục đích cao nhất của cộng đồng này là CHIA SẺ, chứ không phải LỢI NHUẬN.

    Có 1 thời kỳ Việt Nam nhong Nhóc truyện xuất bản lậu, truyện bản quyền chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhưng cho đến bây giờ các bạn có thể dễ dãng bắt gặp được 1 bộ truyện in lậu không? Mình không biết do tác động nào mà truyện in lậu biến mất. Nhưng có một điều rõ ràng là luật về quyền sở hữu trí tuệ và xuất bản, in ấn ngày càng được thực hiện và chấp hành tốt hơn. Và chúng ta có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị kiện bất cứ lúc nào.

    Có một người bạn người Nhật, cũng là fan Chihayafuru đã nói với mình như thế này khi mình chia sẻ đang dịch Chihayafuru và public bộ truyện 1 cách trái phép.

    Sẽ chẳng ai nỡ kiện bạn nếu bạn làm nó vì lợi ích cộng đồng.

    Đứng trên cương vị của tác giả bộ truyện. Nếu biết có 1 tổ chức tự phát ngang nhiên dịch và can thiệp hình ảnh lên tác phẩm của bạn để công bố rộng rãi, nhằm mục đích PR kiếm tiền thì ngay lập tức, bạn sẽ gọi điện cho luật sư, cho đơn vị thay mặt bạn đứng ra xuất bản để kiện đối phương vi phạm. Mặt khác, khi thấy tác phẩm của mình được chia sẻ rộng rãi, được nhiều người biết đến trên toàn thế giới chỉ qua 1 cú click chuột chứ không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ Nhật Bản. Tuy toàn bộ nội dung bị expose và bạn chả nhận được đồng lợi nhuận nào từ chất xám mình bỏ ra, nhưng liệu bạn có kiện những người đã dịch bộ truyện phi lợi nhuận, tình nguyện, không công giúp bạn đưa tác phẩm được nhiều người biết đến, yêu quý và giúp bạn nổi tiếng không?

    Vì vậy, theo đánh giá cá nhân, việc chúng ta đang làm tuy không được luật pháp cho phép về lý nhưng về tình thì có thể chấp nhận được. Vậy, tại sao lại làm sai lệch dần đi mục đích trong sáng ban đầu, và cũng là cái cớ duy nhất để cộng đồng chúng ta có thể tồn tại đến ngày hôm nay?

    Khi bạn bỏ tiền để thuê người khác dịch truyện cho bạn, leek truyện của các nhóm dịch khác về để site của bạn có thật nhiều truyện, thật nhiều lượt đọc, lượt truy cập, lượt click vào quảng cáo, qua đó bạn sẽ kiếm được tiền cho riêng bản thân thì việc bạn bị gọi lên uống nước chè tại cơ quan An ninh văn hóa, tư tưởng (A83 - Bộ Công an và các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh, thành phố, địa phương).. thì cũng chẳng có gì lạ. Còn đối với những ai vì tiền mà dịch truyện, vì tiền mà ứng tuyển làm staff của những site sẵn sàng bỏ qua mục tiêu xây dựng cộng đồng fan manga lành mạnh, bất chấp pháp luật, bất chấp sự phản đối của các nhóm dịch bị các bạn leek truyện.. các bạn đã gián tiếp tiếp tay cho một hành động vừa vi phạm pháp luật rành rành vừa đi ngược với lương tâm của một fan manga thực sự. Đó chính là lý do mà Kawaii Group phản đối hoàn toàn việc trả lương cho staff.

    3. TUYỂN NHÂN SỰ

    Qua đây nhóm cũng xin thông báo tuyển nhân sự (tất nhiên là không có lương haha) ở các vị trí CLEAR TEXT, REDRAW, TYPESET.

    Yêu cầu thì note trước mình đã nói rồi. Các bạn chỉ cần có trách nhiệm với nhiệm vụ mình nhận thôi. Còn trình độ hay khả năng không phải tất cả.

    Quyền lợi tham gia nhóm là các bạn sẽ được bọn mình hướng dẫn khá tỉ mỉ, có thể coi như cầm tay chỉ việc được luôn. Dàn admin nhiệt tình, cởi mở, dễ mến. Được đọc trước truyện haha. Nếu trở thành 1 trong các staff chủ lực của Kawaii, bạn sẽ được chọn và đề xuất PJ. Nếu được phần đông mọi người ủng hộ nhóm sẽ thực hiện PJ đó và giao bạn làm leader PJ.

    Cảm ơn các bạn đã đọc những dòng tâm sự dài dằng dặc này của Yungu. Mong rằng qua note thứ 2 này, các bạn sẽ hiểu thêm về Kawaii nói riêng cũng như công việc dịch truyện online vô thưởng vô phạt này. Bọn mình rất vui và chào đón các bạn tham gia group.

    Nguồn: Yungu & Kawaii

    Đăng ký:

    Viết truyện, edit truyện kiếm tiền *link*
     
    Chỉnh sửa cuối: Thg 12 26, 2020
  2. Đang tải...
  3. Quy Lee

    Quy Lee Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    441
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này