Cách Viết Tiểu Thuyết Ngôn Tình Kiếm Tiền Online

Thảo luận trong 'Quảng Cáo VIP' bắt đầu bởi Quy Lee, Thg 6 3, 2020.

  1. Quy Lee

    Quy Lee Moderator Thành viên BQT

    Bài viết:
    Tìm chủ đề
    441
    Viết bản thảo nháp cho cuốn tiểu thuyết

    Mỗi nhà văn đều có một cách riêng để bắt đầu cuốn tiểu thuyết của mình. Viết dàn ý chính sẽ giúp bạn vạch ra những ý tưởng và có những mục tiêu nho nhỏ cần đạt được, để hướng tới mục tiêu lớn hơn là hoàn thành cả cuốn tiểu thuyết. Nhưng nếu bạn trực tiếp viết ngay và chưa có bất cứ một chi tiết rõ ràng nào, hãy tìm thêm cảm hứng và viết bất cứ những gì bạn muốn cho tới khi bạn biết điều gì thực sự khiến mình có hứng thú.

    * Dàn ý không nhất thiết phải dựa trên một tuyến tính. Bạn có thể viết ra một bản phác thảo ngắn về mỗi tuyến nhân vật, hoặc vẽ biểu đồ Venn để thể hiện các câu chuyện của từng nhân vật sẽ đan xen lồng ghép vào nhau ra sao.

    * Dàn ý là bản chỉ dẫn, chứ không phải khuôn mẫu bắt buộc. Điều quan trọng là cần bắt đầu quá trình viết với một hình dung rõ ràng về diễn biến của câu chuyện trong tương lai. Chắc chắn nó sẽ thay đổi khi bạn bắt tay vào viết.

    * Đôi khi, dàn ý sẽ giúp bạn viết dễ dàng hơn nếu bạn hoàn thành một hoặc hai bản phác thảo cho tiểu thuyết của mình. Điều này khiến bạn có một cảm nhận tốt hơn về cấu trúc của tiểu thuyết, nhìn nhận những điểm phù hợp hay chưa phù hợp, chỗ nào cần phát triển thêm hay rút gọn cô đọng lại.

    2. Chọn một lịch trình viết hiệu quả cho riêng mình

    Để hoàn thành được bản thảo đầu tiên, bạn nên chọn thời gian và địa điểm làm việc giúp bạn dễ dàng đạt những mục tiêu viết hơn. Bạn có thể viết vào một giờ nhất định mỗi sáng hay mỗi chiều, tập trung viết trong cả một ngày, hoặc chia thành các đợt viết 3 ngày/tuần. Dù lịch viết của bạn như thế nào, bạn không thể chỉ viết mỗi khi có hứng - đó là chuyện hoàn toàn không tưởng. Bạn cần đối xử với thế giới tiểu thuyết của bạn như một tác phẩm thực sự và viết thường xuyên theo một một lịch trình, dù hôm đó bạn thấy hứng thú viết hay không.

    Hãy tạo ra một không gian làm việc để bạn quen với lịch trình đó. Tìm một nơi ấm áp, nơi bạn có thể thư giãn và không bị làm mất tập trung. Đầu tư cho một chiếc ghế thoải mái, không khiến bạn đau lưng sau hàng giờ liền ngồi và viết. Bạn không chỉ viết cuốn sách này trong một giờ; cần hàng tháng mới hoàn thành được nó cơ, nên hãy bảo vệ cái lưng thân yêu của mình nhé.

    Lịch trình có thể bao gồm cả thời gian bạn cần dành cho ăn uống, trước hoặc trong quá trình viết. Cà phê có giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn, hay chỉ khiến bạn bị kích thích và khó đạt được hiệu quả công việc? Ăn sáng thật no sẽ tiếp thêm năng lượng cho bạn, hay chỉ làm bạn "căng da bụng chùng da mắt"?

    3. Nghiên cứu tìm tư liệu

    Bạn cần nghiên cứu bao nhiêu tùy thuộc vào cuốn tiểu thuyết mà bạn viết. Hãy chắc chắn rằng bạn nghiên cứu và viết nhiều hết mức có thể (bắt đầu với văn hóa của nhân vật, địa điểm và thời gian diễn ra.). Ví dụ, nếu bạn viết tiểu thuyết lịch sử có bối cảnh diễn ra trong thời kì Cách mạng Mĩ sẽ cần được tư liệu nghiên cứu nhiều, phong phú hơn là khi bạn viết tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn với cảm hứng được lấy từ những trải nghiệm tại trường trung học của bạn. Tuy nhiên, bất kì loại tiểu thuyết nào, bạn đều cần nghiên cứu đủ để chắc chắn rằng các sự kiện trong đó đều chính xác và đáng tin cậy.

    * Hãy tận dụng thư viện. Bạn có thể tìm được hầu hết thông tin cần thiết tại thư viện địa phương. Và các thư viện cũng chính là nơi hoàn hảo dành cho việc sáng tác.

    * Phỏng vấn mọi người. Nếu bạn không chắc rằng liệu mình có đang viết đúng sự thật hay không, hãy tìm những người có kiến thức vững chắc về chủ đề đó và hỏi họ.

    Các cuộc nghiên cứu có thể ảnh hưởng tới phạm vi và nội dung của cuốn tiểu thuyết. Khi bạn đọc nhiều hơn về khoảng thời gian hoặc chủ đề mà mình đang viết, bạn có thể tìm ra một vài chi tiết mới hấp dẫn có thể hoàn toàn thay đổi chiều hướng của cuốn tiểu thuyết.

    4. Hãy viết bản thảo đầu tiên

    Khi cảm thẩy đã sẵn sàng, hãy ngồi xuống và bắt đầu viết bản thảo đầu tiên. Đừng quá lo lắng về việc phải tạo ra những ngôn từ thật hoàn hảo - sẽ không có ai đọc bản thảo này, ngoại trừ bạn. Hãy viết và đừng phán xét bản thân. Bản thảo đầu tiên không nhất thiết phải "hoành tráng" - nó chỉ cần được viết hoàn thiện mà thôi.

    Hãy cam kết và viết mỗi ngày - hoặc càng thường xuyên càng tốt. Bạn cần hiểu rõ bạn đang đảm nhiệm những gì. Nhiều tác giả không được chú ý hoặc không có độc giả bởi vì ngăn kéo của họ chất đầy những cuốn tiểu thuyết dở dang.

    Hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ, như hoàn thành một chương, vài trang, hoặc một lượng từ nhất định mỗi ngày - để luôn giữ được động lực viết.

    Bạn cần đặt ra những mục tiêu dài hạn, như quyết tâm hoàn thành bản thảo đầu tiên trong vòng một năm, hay thậm chí chỉ trong sáu tháng. Chọn một "hạn chót" để hoàn thành và kiên trì với nó.

    Phẩn 3

    Đọc và chính sửa lại cuốn tiểu thuyết

    1. Viết càng nhiều bản thảo càng tốt. Nếu may mắn, bạn chỉ cần viết ba bản thảo để có một tác phẩm hay. Hoặc cũng có thể là 12 bản thảo, cho tới khi tiểu thuyết của bạn thực sự được hoàn thiện. Quan trọng nhất là đừng hấp tấp, hãy xem lúc nào thì tác phẩm đã hoàn thành và sẵn sàng để chia sẻ với mọi người. Nếu bạn đưa cho người khác đọc sớm quá, sự sáng tạo có thể bị ngưng trệ. Ngay khi bạn viết đủ số bản thảo cần thiết và cảm thấy sẵn sàng, hãy chuyển sang giai đoạn chỉnh sửa.

    * Khi được hỏi điều gì khó nhất khi viết cái kết của cuốn "Giã từ vũ khí" (sau khi viết đi viết lại tới 39 lần) Ernest Hemingway đáp lại bằng một câu rất hay: "Chọn và sử dụng những từ thích hợp."

    * Sau khi bạn viết bản thảo đầu tiên, hãy nghỉ ngơi vài tuần hay vài tháng, và thử ngồi xuống đọc lại bản thảo với tư cách một độc giả. Những phần nào cần giải thích rõ hơn? Những chỗ nào quá dài và nhàm chán?

    * Một quy tắc quan trọng cần phải nhớ là: Nếu bạn "nhảy cóc" qua những đoạn văn thật dài trong cuốn tiểu thuyết của mình, thì độc giả cũng sẽ như vậy. Làm thế nào để khiến cuốn tiểu thuyết trở nên hấp dẫn hơn bằng cách rút gọn, hoặc chỉnh sửa lại những đoạn rườm rà này?

    * Mỗi bản thảo, hoặc một bảo chỉnh sửa mới, cần tập trung vào diễn tả một hoặc nhiều khía cạnh của cuốn tiểu thuyết. Ví dụ như, bạn có thể viết một bản thảo hoàn toàn mới, chú trọng vào việc khiến câu chuyện kể thú vị hơn đối với người đọc, bản thảo thứ hai sẽ xoáy sâu vào phát triển diễn biến các sự kiện, và bản thảo thứ ba sẽ tập trung khắc họa tính lãng mạn chính yếu trong cuốn tiểu thuyết.

    * Lặp lại quá trình này cho tới khi bạn có một bản thảo mà bạn sẽ cảm thấy thật tự hào để đem khoe với mọi người. Có thể sẽ mất vài tháng hay vài năm trước khi cuốn tiểu thuyết của bạn bước sang giai đoạn này. Vì vậy, hãy thật kiên nhẫn nhé.

    2. Luyện tập tự chỉnh sửa

    Sau khi đã hoàn thành bản nháp thô cho cuốn tiểu thuyết, bạn sẽ bắt đầu chỉnh sửa tác phẩm của mình. Giờ bạn có thể tập trung vào việc cắt bớt những đoạn văn câu cú thừa thãi, loại bỏ những đoạn kì cục khó hiểu hay bị lặp, hoặc sắp xếp lại tác phẩm của mình cho hợp lí. Không nhất thiết phải chỉnh sửa từng câu một sau bản thảo đầu tiên vì hầu hết các từ ngữ sẽ dần dần được sửa lại sau khi bạn hoàn hiện bản nháp thô.

    Hãy in cuốn tiểu thuyết ra giấy và thử đọc to lên. Rút gọn hay chỉnh sửa bất cứ chỗ nào nghe không thuận tai lắm.

    Đừng quá phụ thuộc vào những gì mình đã viết, ví dụ một đoạn văn không giúp phát triển câu chuyện lên hơn. Hãy thử thách bản thân để đưa ra quyết định thật đúng đắn. Bạn có thể dùng đoạn văn đó ở một chỗ khác trong tác phẩm.

    3. Cho mọi người đọc tác phẩm

    Bắt đầu bằng việc đưa cho một người bạn tin tưởng thử đọc cuốn tiểu thuyết, để bạn có thể làm quen với cảm giác có độc giả đọc tác phẩm của mình. Vì bạn sẽ không dễ gì nhận được những góp ý trung thực từ những người yêu quý bạn, không muốn làm bạn buồn nên bạn có thể nhận các ý kiến phản hồi bằng một trong các cách sau:

    * Tham gia workshop về viết lách. Các trường đại học hay trung tâm viết lách là những địa điểm tuyệt vời để tìm những workshop này. Bạn sẽ đọc các tác phẩm của mọi người cũng như nhận những góp ý cho tiểu thuyết của mình nữa.

    * Lập ra một nhóm viết: Nếu bạn biết vài người cũng đang viết tiểu thuyết, hãy sắp xếp thời gian gặp họ mỗi tháng một lần nhằm chia sẻ quá trình viết cũng như học hỏi kinh nghiệm.

    * Tiếp nhận có chọn lọc những lời khuyên: Nếu ai đó nói một chương tiểu thuyết chẳng mang lại hiệu ứng gì, hay thử nghe một vài ý kiến khác trước khi quyết định cắt nó khỏi bản thảo.

    Nếu bạn thực sự cam kết sẽ hoàn thành một cuốn tiểu thuyết, hãy xem xét việc tham gia một khóa học Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn (MA) hay Thạc sĩ nghệ thuật (MFA) về viết sáng tạo. Những chương trình này sẽ tạo ra một môi trường hỗ trợ đầy hấp dẫn để chia sẻ tác phẩm của bạn với những người khác. Thêm vào đó, họ sẽ tiếp thêm động lực cho bạn bằng cách đưa ra những hạn chót hoàn thành tác phẩm.

    4. Cân nhắc việc xuất bản cuốn tiểu thuyết

    Rất nhiều các tiểu thuyết gia đầu tay coi tác phẩm của mình chỉ như học hỏi một kinh nghiệm giúp họ viết ra những tác phẩm khác hay hơn trong tương lai; tuy nhiên, nếu bạn thấy tự tin về tiểu thuyết của mình và muốn mang nó tới một nhà xuất bản, sẽ có vài lộ trình mà bạn cần trải qua. Bạn có thể chọn một nhà xuất bản sách truyền thống, hoặc một nhà xuất bản trực tuyến, hoặc tự xuất bản.

    Nếu bạn đi theo lộ trình truyền thống, bạn có thể tìm một đại diện nhà văn cho riêng mình để giới thiệu cuốn sách tới các nhà xuất bản. Truy cập trang Writer's Market để xem xong danh các đại diện. Bạn cần gửi một bức thư yêu cầu và bản tóm tắt bản thảo của mình.

    Các công ty tự xuất bản có nhiều loại, chất lượng cũng khác nhau. Trước khi lựa chọn một công ty, hãy xin một vài mẫu để xem rõ hơn chất lượng giấy và cách in như thế nào.

    Và nếu bạn không muốn sản xuất tác phẩm của mình thì cũng chẳng sao hết. Chúc mừng, bạn đã làm rất tốt và hãy tiếp tục bắt tay vào dự án sáng tạo tiếp theo của mình.

    Cre: WikiHow

    Người dịch: Ánh Dương
     
  2. Đang tải...
Trả lời qua Facebook

Chia sẻ trang này